Cách để phòng ngựa bệnh sâu răng ở trẻ con

Không cho trẻ bú tay hoặc mút núm vú thường xuyên vì có thể gây vẩu hàm trên.

Sử dụng fluor là phương pháp hiệu quả nhất cho răng của trẻ em. Và nếu được kết hợp với kỹ thuật trám bít hố và rãnh, khả năng phòng ngừa sâu răng của fluor có thể lên đến 90%.

1. Khi mang thai : thực tế cho thấy vấn đề phòng bệnh răng miệng là rất quan trọng, phải biết phòng ngay từ khi còn trẻ, để khi lớp trẻ trưởng thành sẽ có một bộ răng hoàn chỉnh lành mạnh. Để giữ gìn hàm răng sữa cho bé thì vai trò của người mẹ là vô cùng quan trọng. Khi mang thai, bà mẹ cần biết cách sử dụng những thức ăn có lợi cho cấu tạo men răng của trẻ sau này, men răng có cứng chắc mới chống được sâu răng, người mẹ phải ăn uống đủ chất canxi (có trong thức ăn biển, cua, cá, sò, ốc, tôm…) và mỗi ngày nên uống thêm một cốc sữa. Ngoài ra khi mang thai, người mẹ cần tránh suy nghĩ lo âu sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành của bào thai (là một phần nguyên nhân của sứt môi, khe hở hàm ếch ở trẻ).

2. Cha mẹ giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ : giữ vệ sinh răng miệng cho bé, lúc bé còn nhỏ quá chưa biết chải răng nhưng đã mọc răng sữa, người mẹ phải lau răng miệng cho bé sau khi bú, sau mỗi bữa ăn, bằng cách dùng gạc sạch, vô trùng quấn vào đầu ngón tay út, nhúng vào nước sạch lau kỹ hai hàm răng cho bé theo động tác giống như chải răng. Nếu đi xa không có điều kiện lau được thì sau khi bé bú phải cho bé uống nước súc miệng.

4. Phải chú ý chăm sóc cho trẻ ngay từ chiếc răng đầu tiên. Chú ý chế độ ăn uống của mẹ khi cho con bú. Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để chống còi xương, suy dinh dưỡng, dẫn đến xương hàm kém phát triển, hay biến dạng, răng mọc lệch lạc, nằm nghiêng một bên lâu ngày gây lép méo đầu, lép mặt. Không cho trẻ bú tay hoặc mút núm vú thường xuyên vì có thể gây vẩu hàm trên.

5. Cha mẹ tập cho trẻ thói quen ăn uống và giữ gìn vệ sinh răng miệng, tránh cho trẻ ăn ngọt, ăn các thức ăn dễ dính răng, và tránh cho bé ăn vặt nhiều, đặc biệt là ăn vạt với đò ngọt, dần sẽ tập cho trẻ thói quen ăn uống không tốt ảnh hưởng đến răng miệng, Nên tập cho bé thói quen đánh răng sau khi ăn và ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng

6. Khám định kỳ, làm sạch răng: Làm sạch răng đúng chuẩn là một trong những mục đích nhằm giúp trẻ có được một hàm răng sạch. Sau đó, sử dụng các loại fluor tại chỗ làm răng trẻ ít bị sâu răng hơn. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng, hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả các phương tiện và phương pháp làm vệ sinh răng miệng tại nhà.

7. Những vấn đề về răng miệng của trẻ em nên được chú ý và thực hiện vào thời điểm nào?

Từ lúc mới sinh đến 6 tháng tuổi

Lau miệng và nướu với gạc sau khi cho bú và trước khi ngủ.
Giảm hoặc tránh cho bú sữa hoặc chất ngọt lúc trước khi đi ngủ.

Từ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi

Cho trẻ đến khám những chiếc răng đầu tiên vừa mọc
Chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ với bàn chải cho trẻ em, loại có lông mềm hoặc thật mềm. Không dùng kem đánh răng.
Cai sữa khi trẻ được 12 tháng tuổi.

Từ 12 đến 24 tháng tuổi

Khám răng định kỳ theo hướng dẫn của BS RHM
Dùng kem đánh răng không có fluor.
Mọc gần đủ hệ răng sữa.

Trên 24 tháng tuổi

– Sử dụng kem đánh răng có fluor nếu trẻ biết khạc, nhổ và biết súc miệng.

Khi trẻ còn nhỏ, nhất là những năm tháng đầu đời là thời điểm lý tưởng nhất giúp trẻ em có được một ý thức tích cực về sức khoẻ răng miệng và hình thành những thói quen tốt chăm sóc răng miệng. Nói chung các vấn đề răng miệng của trẻ em hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Đó cũng chính là lý do tại sao chúng tôi khuyến khích phụ huynh cho các cháu được tiếp xúc nha khoa, đặc biệt là trong giai đoạn các cháu vừa mọc những răng đầu tiên.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *