Sơ, cấp cứu khi trẻ gặp tai nạn vui chơi ngoài trời

Đặc biệt, khi các vật gây thương tích có dính bùn đất, hoặc gỉ sét có thể gây uốn ván và các nhiễm trùng nặng khác, nên đưa bé đi tiêm phòng.

Các cha mẹ cần chú ý khi cho con vui chơi ngoài trời, cần hướng dẫn trẻ cẩn thận chú ý không để bị tai nạn xảy ra. Trong trường hợp trẻ lỡ bị các tai nạn thì các bậc cha mẹ cũng nên bình tỉnh để sơ cứu, cấp cứu cho trẻ.

1. Bị gãy răng vĩnh viễn

Khi trẻ gặp tai nạn bị gẫy chiếc răng vĩnh viễn, nếu biết cách sơ cứu, cha mẹ hoàn toàn có thể trồng lại chiếc răng đó cho con.

Đầu tiên, người lớn hãy đặt trẻ ở tư thế sao cho máu trong miện không làm tắc đường thở của trẻ, tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cơ bản và cầm máu.

Cố gắng tìm chiế răng bị gãy. Khi tìm được, đừng cầm chiếc răng gãy ở phần chân răng. Nếu thấy chiếc răng bị bẩn, cha mẹ cũng đừng nên cọ rửa mạnh chiếc răng bị gãy, chỉ cần rửa qua bằng nước thật nhẹ nhàng là được.

Nếu trẻ đã lớn và biết hợp tác, hãy nhẹ nhàng đặt răng và lại hốc răng, bảo trẻ giữ chiếc răng đã gãy ở đúng vị trí bằng ngón tay hay khăn giấy sạch.

Nếu trẻ khó chịu và không hợp tác, hãy bỏ chiếc răng bị gãy vào một ly sữa rồi đem đến bệnh viện cùng với nạn nhân. Có thể sẽ còn cơ hội trồng lại chiếc răng đó. Nếu không có sữa thì có thể bọc răng trong một miếng vải ướt.

Để có kết quả tốt nhất trẻ cần phải được nha sĩ thăm khám trong vòng 1 giờ sau khi răng bị gãy.

2. Khi trẻ bị dập ngón tay, ngón chân

Trong các chấn thương ở bé, dập ngón tay/ngón chân là dạng khá phổ biến. Bé vô tình dập cửa vào ngón tay hoặc bị các vật nặng (như cuốn sách, đồ gỗ, dụng cụ gia đình, đồ chơi lớn…) rơi xuống bàn chân. Người lớn có thể thực hiện một số động tác sơ cứu đơn giản mà hiệu quả như sau:

– Nâng cao vùng bị tổn thương để giảm đau và phù nề

Đây là việc quan trọng nhất cần làm trong vòng 48 tiếng đầu. Ngay sau khi phát hiện bé bị dập ngón tay (ngón chân), hãy đặt bé ngồi trên ghế hay ngồi lòng mẹ.

Dùng chăn (hoặc gối) kê cao bàn tay (hoặc bàn chân) bị thương của bé. Những giờ sau đó, thường xuyên cho bé ngồi (hoặc nằm) ở tư thế bàn tay (bàn chân) bị thương cao hơn tầm trái tim.

– Chườm đá

Dùng túi nylon đựng đá lạnh (hoặc một túi rau quả đông lạnh sạch, có sẵn trong ngăn đá) chườm lên vùng tổn thương. Bọc túi đá lạnh trong một chiếc khăn bông mỏng. Giữ túi chườm trên vùng tổn thương trong vòng 20 phút. Thực hiện điều này đều đặn mỗi 1-2 tiếng trong vòng 24 tiếng đầu; sau đó, làm 3-4 lần trong ngày thứ 2.

Nếu không có túi chườm, có thể đổ nước vào một bát to, thêm vào đó một ít đá lạnh rồi nhúng toàn bộ bàn tay (bàn chân) bé vào ngâm. Bé có thể cảm thấy khó chịu ở thời điểm hiện tại, nhưng phương pháp này về lâu dài sẽ giúp giảm phù nề và giảm đau rất hiệu quả.

– Giảm đau

Dập ngón tay/ngón chân khiến bé hết sức đau đớn. Đó là do khu vực này tập trung rất nhiều đầu mút dây thần kinh và các cơ quan cảm thụ. Cho bé uống thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen) theo đúng chỉ dẫn. Thuốc không những giúp bé bớt đau mà còn làm giảm tình trạng viêm.

Nghe nhạc (hoặc xem bộ phim hoạt hình) yêu thích cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Với những bé đã lớn, việc tập trung ý nghĩ, hít thở sâu và đều cũng giúp cải thiện tình hình.

– Kiểm tra dấu hiệu gãy xương

Trước khi đi khám bác sĩ, hãy theo dõi bé trong vòng vài giờ đồng hồ tại nhà.

Chấn thương sọ não: Chấn thương này thường xảy ra khi bé leo trèo bị ngã hoặc ngã cầu thang. Nếu trẻ ngã đập đầu, bất tỉnh, có thể nghi ngờ là chấn thương não, phải đưa trẻ đi cấp cứu càng nhanh càng tốt. Nếu trẻ ngã nhưng vẫn còn tỉnh, không bị chảy máu thì cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé trong vòng 4-6 tiếng đồng hồ, nếu có ói mửa, nhức đầu, lơ mơ thì cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

3. Sơ cấp cứu khi bé bị các vật sắc nhọn đâm:

Những đồ vật, dụng cụ gia dụng hàng ngày như: dao, kéo, đinh,…rất có thể là “thủ phạm” gây ra tai nạn cho các bé.

Khi thấy bé gặp phải tai nạn này, cha mẹ tuyệt đối không tìm mọi cách để lấy vật sắc nhọn đã cắm sâu ra khỏi vết thương. Trước tiên hãy rửa sạch và sát trùng vết thương cho bé bằng oxy già hoặc nước muối, và băng cố định dị vật tại chỗ bằng khăn xô đủ chặt để cầm máu. Nếu vết thương rất sâu và chảy nhiều máu, sau khi sơ cấp cứu phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Đặc biệt, khi các vật gây thương tích có dính bùn đất, hoặc gỉ sét có thể gây uốn ván và các nhiễm trùng nặng khác, nên đưa bé đi tiêm phòng.

Close-up of a woman tying a bandage on the injured arm of a crying girl (6-7)

Close-up of a woman tying a bandage on the injured arm of a crying girl (6-7)

4. Xử lý vết thương phần mềm hở và kín :

a/ Vết thương phần mềm hở :

* Trầy xước, giập da : rửa vết tương bằng nước muối, lấy hết chất bẩn trong vết thương ra. Bôi thuốc kháng sinh như Polysporin, Eury – nghệ ,,,và băng lại. Thay băng mỗi ngày một lần. Khi thấy vết thương khô thì không bôi thuốc kháng sinh nữa mà bôi dầu Inoca (dầu mù u ) cho mau lành.

Lưu ý đối với các vết thương hở : phải tiêm phòng uốn ván nếu ( sẽ được miễn dịch trong 5 năm ) . Dùng thuốc kháng sinh theo đơn bác sĩ.

Nếu sau một hai ngày ( dù đã dùng kháng sinh) mà vết thương vẫn xưng đau nhiều chảy dịch hoặc căng phồng, cần đến khám lại, để bác sĩ cho thuốc kháng sinh mạnh hơn, hay phù hợp hơn. Đề phòng sẹo xấu : sau 1 tuần bôi madecasone hoặc contratubex ( khi vết thương đã lành)

b/ Sưng u, bầm tím, tụ máu phần mềm dưới da :

Tại nơi bị sưng, bầm đắp lên một nhúm muối bột ướt, rồi chườm lạnh bằng túi chườm hoặc bao nước đá. Sau đó bôi và uống mật gấu theo hướng dẫn của BS Đông Y. Nếu không có mật gấu bạn có thể đắp lá cây phèn đen ( g rửa sạch giã giập) hoặc nhân hạt gấc ( nướng , cạy bỏ vỏ đen, giã giập hòa chút go iaams đắp lên)

5. Xử lý các mức độ gãy xương :

* Gãy xương nhỏ ( xương cẳng chân, cẳng tay, bàn và ngón chân, tay. ) : điều trị ngoại trú, sau khi được băng bột, trẻ dùng thuốc và bất động hay giảm vận động theo đơn hướng dẫn của bác sĩ.

* Gãy xương lớn như xương chậu, cột sống, xương đùi là tình trạng rất nằng phải gọi cấp cứu 115 ngay. Nhưng lưu ý sơ cứu bằng các nẹp cố định tránh di lệch đàu xương gãy và chỉ được di chuyển nạn nhân trên băng ca.

6. Đứt gân, bong gân – hướng giải quyết ? :

* Mức độ nặng : khám tại chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để xem có phải can thiệp phẫu thuật không, tránh tình trạng biến dạng khớp hay dị tật sau này.

* Mức độ nhẹ : điều trị giảm đau và chăm sóc tổn thương tại nhà.

Nguyên tắc chung của điều trị tổn thương gân là : chườm lạnh. Băng salonpas lạnh, hạn chế đi lai. Nếu cần phải đi lại nên có băng thun thể thao trợ lực, hoặc các loại băng, nẹp hay dụng cụ chuyên dụng do khoa chấn thương chỉnh hình cung cấp để trợ lực.

7. Bị thương ở đầu

Nếu quan sát thấy trẻ vẫn tỉnh táo bạn có thể dùng đá lạnh chườm lên vùng bị va chạm khoảng 20 phút để giảm sưng tấy.

Nếu bạn thấy trẻ có những biểu hiện như: con ngươi mắt trẻ lúc to lúc nhỏ hoặc không có phản ứng với ánh sáng; nôn ói hoặc không muốn ăn uống, chóng mặt, đau đầu với cấp độ ngày càng tăng hoặc trẻ bị mất ý thức hãy lập tức gọi cấp cứu.

Trong vòng 24 giờ sau khi bị va đập cách vài tiếng bạn lại kiểm tra trẻ một lần.

Không nên: Không để trẻ ngủ giấc quá dài, cứ cách bốn tiếng lại gọi trẻ dậy để kiểm tra.

Cho dù thấy trẻ có dấu hiệu chuyển biến tốt cũng không nên để trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao hoặc vận động mạnh

8. Ðiều trị thế nào khi bé bị côn trùng đốt?

Do bé còn nhỏ, chưa ý thức được việc tự chăm sóc bản thân. Theo phản xạ tư nhiên, cảm giác ngứa, rát khó chịu sẽ khiến bé gãi lên các vết cắn, đốt. Phụ huynh cần chú ý dù cho vết cắn, đốt nặng hay nhẹ cũng tuyệt đối không cho bé gãi vì sẽ khiến da trầy xước, độc tố có thể phát tán rộng sẽ gây khó khăn hơn cho việc điều trị. Tùy theo vết cắn, đốt sẽ có cách điều trị cho bé khác nhau.

Trường hợp nhẹ (sưng đỏ, và ngứa tại vết cắn): rửa sạch vết thương với xà phòng diệt khuẩn, sau đó bôi thuốc trị côn trùng cắn nhằm làm giảm sưng đỏ và giảm cảm giác đau, ngứa. Thông thường là sử dụng các thuốc kháng viêm nhóm Corticoid, nhưng làn da của bé còn rất non nớt nên khuyến cáo các bà mẹ sử dụng các hoạt chất thuốc kháng viêm nhẹ, ít có tác dụng phụ tại chỗ bôi thuốc và không ảnh hưởng đến toàn thân.

Trường hợp trung bình (sưng đỏ lan rộng kèm theo cảm giác ngứa rát, thường gặp khi bị ong đốt), mẹ nên làm theo các bước sau:

• Dùng nhíp hoặc đầu ngón tay nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra, tránh tác động mạnh để nọc độc không lan rộng.

• Rửa sạch vùng da với xà phòng diệt khuẩn và nước. Trường hợp đau nhức, có thể làm lạnh vùng da bằng cách chườm lạnh với đá.

• Thoa thuốc bôi có chứa chất chống ngứa như Crotamiton & I-menthol và kháng viêm như Prednisolone Valerate Acetate.

Trường hợp nặng: nếu bé xuất hiện các triệu chứng sau mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế gần nhất:

• Thở khò khè hoặc khó thở.

• Nôn (trớ).

• Nổi ban, xuất hiện chấm đỏ ở một số vùng khác nhau trên cơ thể.

• Nhịp tim đập nhanh.

• Ngủ li bì, có dấu hiệu bị sốc.

9. Khi trẻ bị thú vật cắn:

Cach-phong-tranh-cho-can-cho-tre

Nếu là vết cắn ngoài da

  • Giữ bình tĩnh và trấn an bé nếu bé hoảng sợ.
  • Rửa sạch vết thương với nước ấm và xà bông. Dội vết thương dưới nước chảy trong ít nhất là 5 phút để rửa trôi mọi vết mãu, nước bọt và chất bẩn.
  • Dùng miếng băng sạch hoặc giấy lau khô vết thương thật nhẹ nhàng nhưng kỹ lưỡng.
  • Đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt để xem vết cắn có bị nhiễm trùng hay có quá sâu không để tránh nguy cơ bị tetanot. Phải phòng ngừa uốn ván cho bé

Lưu ý: Nếu bé bị thú vật ở vùng có bệnh dại cắn, hoặc có khả năng con thú đó được chuyển lậu vào đây, hẫy đưa bé đến bệnh viện để tiêm phòng dại. Đồng thời theo dõi sức khỏe của thú vật đã cắn bé.

Nếu là vết cắn sâu và nghiêm trọng

  • Đặt miếng băng sạch lên vết thương, rồi lấy tay đè lên để cầm máu. Nếu được, nâng phần bị thương lên cao hơn tim.
  • Dùng băng sạch băng chặt vết thương lại.
  • Đưa bé đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu. Phải điều trị cho bé càng sớm càng tốt để tránh nhiễm trùng

10. Bé bị chảy máu

Khi bé bị chảy máu, mẹ hãy bảo bé đứng yên, không cần phải lo lắng. Nếu bé càng cử động, máu sẽ càng chảy ra nhiều hơn. Người lớn sơ cứu khi bé chảy máu cần phải rửa tay sạch sẽ. Dùng băng gạc hoặc khăn sạch, ấn vào trên chỗ vết thương để cầm máu cho bé. Thông thường sau từ 3 – 5 phút, máu sẽ cầm. Nếu trong trường hợp hơn 10 phút máu vẫn chưa cầm, mẹ cần cho bé tới bác sỹ ngay.

Khi vết thương của bé đã cầm máu, mẹ dùng nước muối sinh lý để rửa vết thương cho con không bị nhiễm trùng. Nếu có những dị vật trong vết thương như mảnh thủy tinh, mảnh bát vỡ… mẹ nên lấy panh hoặc nhíp để lấy ra cho bé. Sau đó, dùng băng gạc sạch thấm sạch vết thương.

Sau khi đã cầm máu và rửa vết thương, mẹ có thể để hở vết thương của bé cho thoáng. Chỉ vết thương rộng, dễ bị nhiễm trùng mới cần dùng băng y tế băng lại. Còn không, chỉ cần băng cho bé băng Urgo là đủ. Sau đó cần theo dõi hàng ngày vết thương của bé

Mẹ lưu ý: khi vết thương lên da non, bé dễ bị ngứa và hay gãi, mẹ cần nhắc bé xoa nhẹ chứ không gãi để vết thương nhanh lành. Mẹ không nên dùng xà phòng hoặc cồn, ôxy già để rửa vết thương cho bé. Vì những chất đó sẽ làm cho vết thương của bé sâu hơn và lâu lành hơn.

Cách tốt nhất để tránh cho bé khỏi bị bầm tím và xây xước, chảy máu, mẹ nên dặn bé cẩn thận khi chạy nhảy, đùa nghịch trong nhà. Tránh để những vật sắc nhọn hoặc vật dễ vỡ trong tầm tay với của bé.

Khi bé đã không may bị thương, không nên mắng mỏ làm bé sợ. Mẹ chỉ nên dặn dò, nhắc nhở bé: “Vì như thế, mà con bị như thế này. Lần sau con không nên làm thế này, thế kia nữa nhé”.

Mỗi khi bé lại chuẩn bị nghịch vào những đồ vật dễ gây chảy máu, mẹ cũng nên nhắc nhở bé: “Con có nhớ lần trước con hoặc ai đó bị chảy máu không. Đau mất mấy ngày” để bé có ý thức tự bảo vệ mình hơn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *